Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2016

BIA THÁNH GIÁ LONG TÂN & "SỰ CỐ NGOẠI GIAO" VIỆT - ÚC

Lời dẫn: Về "Sự cố ngoại giao" Việt - Úc,  theo tìm hiểu của tui, lỗi là từ phía Úc.
Cách đây 18 tháng, Úc có xin phép và Chính phủ VN, vì lý do nhân đạo, cũng đã đồng ý cho phép 1 lễ đặt vòng hoa nho nhỏ.
Nhưng phía Úc đã vi phạm thỏa thuận, chuẩn bị Đại lễ với dàn nhạc kèn trống rình rang nên buộc Chính phủ VN phải ngăn cấm.
Ngày 17/8, Thủ tướng Úc có cuộc điện đàm với Thủ tướng VN Nguyễn Xuân Phúc, đề nghị cho phép những cựu binh Úc đã đến VN được vào Long Tân. Thủ tướng VN đã chấp nhận từng nhóm nhỏ 100 người đến Long Tân nhưng vẫn cấm các loại băng rôn khẩu hiệu, cấm đọc diễn vă
n này nọ. 
Phía Úc đã cảm ơn TT Nguyễn Xuân Phúc về điều này.

******************************
Bia thánh giá Long Tân.
Nói vắn vắt cho bạn nào chưa biết sự thể đầu kua tai nheo về vụ bọn Úc đang giãy đành đạch vì hẻm được "tưởng niêm" ở "bia thánh giá Long Tân"
Liu í: tút J.D "viết cho đồng bào tôi xem", các thể loại Annamite tâm hồn Kangoroo cấm được í kiến í cò, J.D sút đít không cần thông páo.

1. Bia thánh giá Long Tân
Vào hai ngày 18 và 19 tháng 8 năm 1966 tại một khu rừng cao su gần xã Long Tân, huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa đã diễn tra trận đánh khốc liệt giữa quân đội Úc và MTDT GPMN. Sau hai ngày bùm chéo , MTDT GPMN rút , Úc ở lại. Giữ được mục tiêu coi như Úc Thắng (quan điểm Úc). 18 chú Úc tạch, 24 chú què.
Năm 1969 bọn lính Úc dựng một cây thánh giá ngay tại địa điểm diễn ra trận đánh để tưởng niệm mấy chú Lính Úc đi bán muối 2 năm trước.


Năm 1988 , Bộ Ngoại Giao Úc đàm phán với chính phủ CHXHCN Việt Nam xin chở cây thánh giá kia về Úc. Phía Việt Nam giả nhời rằng cấy thánh giá là một hiện vật lịch sử, nó thuộc về Việt Nam, đéo cho thằng nào mang đi đâu sất. Cũng trong năm 88 , cái bia thánh giá í được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Dông dài một tẹo về Cây Thánh giá vậy để bà con biết CHXHCN Việt Nam ko cho Úc mượn đất "làm bàn thờ" giặc ngoại xâm mà chính là mấy ông VNCH cho phép tụi Úc. Đối với Nhà nước CHXHCN Việt Nam, cây thánh giá đó chỉ là hiện vật chiến tranh, di tích lịch sử.
Từ hồi du lịch Việt Nam ăn nên làm ra tới nay, năm nào bọn cựu binh Úc cũng qua Việt Nam du lịch tranh thủ ghé thăm cái Bia Thánh Giá ấy vào dịp 18-8 (ngày diễn ra trận đánh) và 24-5 (ngày cựu binh Úc ). Năm nay bọn Úc lại muốn tổ chức tưởng niệm tử sĩ của nó ở cái bia Thánh Giá này với quy mô to vật vã với hàng ngàn người Úc cùng cờ quạt , băng rôn, Diễn Văn, vinh danh ...gì gì đó.
Tất nhiên, Việt Nam phải từ chối chứ chả nhẻ để Tụi xâm lược vinh danh, khen tặng những thằng xâm lược ngay trên đất nước mình. May bác Phúc tóc hiếm tỉnh táo lắc đầu , không thì mang tội với cha ông cmnr. Ti diên , Việt Nam cũng rộng lượng một chút là cho bọn Úc vào đặt vòng hoa rồi phắng, đéo cờ quạt diễn văn gì sất. Mỗi lần vào chỉ tối đa 100 đứa thôi.

2. Bọn Úc nó dất đỗi tự hào về trận đánh đó, bỏn làm hẳn một film tài liệu lun. Hehehe, bọn Úc nổ rầm trời nào là 108 bem nhau ....2500 VC, tiêu diệt 270vc. 


Trước hết là về quan điểm, bọn Úc xem đây là trận "giữ chốt", sau hai ngày chốt còn nghĩa là nó thắng. Phía Việt Nam xem đây là trận phục kích , oánh xong rút. Riêng con số 2500VC chính bọn Úc cũng cãi nhau hà rầm, hehehhe , bọn í phỏng vấn một chỉ huy nào đấy của MT DTGPMN ( phỏng vấn nhưng hẻm cho lên phim) về quân số MTDTGPNM tham chiến, cuối cùng con số tin được chỉ nằm trong tầm 700 là cùng.
Lại nữa, bọn Úc "đếm xác" kiểu gì được những 270 xác nhưng súng thu được chỉ 54 cây? Con số 90 quân nhân MTDT GPMN hy sinh (như trong hội thảo kỷ niêm 30 năm trân Long Tân do Úc tổ chức) nghe dễ lọt tai
Vũ khí của "VC" chỉ toàn súng cá nhân và vài cối. Bọn Úc tuy chỉ có 108 mạng nhưng vũ trang tận răng với sự hỗ trợ của pháo binh và xe tăng thiết giáp lẫn không quân." Trong cơn mưa tầm tã, đại tá Harry Smith kêu gọi pháo binh yểm trợ và trực thăng tiếp tế đạn dược" Hehehe, các anh Úc kể đó nha.

Túm váy, các bạn Úc tự hào thế nào kệ mẹ các bạn nha, các bạn nếu có thương tiếc 18 ông Úc bỏ mạng ở Việt Nam thì cứ qua đây đặt cái vòng hoa, CP Việt Nam cũng không hẹp hòi gì. Các bạn đi xâm lược đất nước chúng tôi mà đòi tổ chức tưởng niệm-vinh danh mấy ông lính của các bạn hoành tá tràng ngay tại đất nước chúng tôi là hẻm được.
Bao Bất Đồng

=====================
Mời đọc thêm bài trên trang Cựu Chiến binh TP Hồ Chí Minh:
Trận phục kích Long Tân
Thứ năm, 18 Tháng 12 2014 14:37
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, LLVT QK7 không chỉ phải tác chiến trực tiếp với quân Mỹ và ngụy Sài Gòn, mà còn phải đương đầu với những lực lượng quân đội các nước đồng minh của Mỹ tham chiến ở miền Nam Việt Nam, trong đó có quân đội Hoàng gia Úc.

Các cựu binh quân đội Hoàng gia Úc giao lưu với các CCB Sư đoàn 5 tại trụ sở Hội CCB TP (tháng 11-2014). Ảnh: GIA HOÀI      
Từ tháng 5/1965, Lữ đoàn 1 Quân đội Hoàng gia Úc đã có mặt và tham chiến ở chiến trường miền Đông Nam Bộ. Tháng 7/1966, quân Mỹ chuyển giao việc kiểm soát an ninh và bình định địa bàn Bà Rịa cho quân Úc. Quân Úc đã trực tiếp đặt sở chỉ huy dã chiến của Lữ đoàn Hoàng gia Úc tại Núi Đất, do Chuẩn tướng Henđoson làm tổng chỉ huy.
Để mở đầu cho kế hoạch xây dựng căn cứ và công tác “bình định”, từ đầu tháng 7/1966, dưới sự hỗ trợ của 3 phi đội máy bay và gần 100 chuyên gia chống chiến tranh du kích vùng nhiệt đới, quân Úc ở Bà Rịa liên tục tổ chức các cuộc hành quân càn quét ra xung quanh căn cứ của chúng, tiến hành phục kích, đánh chặn trên các ngả đường giao liên và đường vận chuyển lương thực của ta.
Với chiến thuật bí mật ém lực lượng phục kích, tổ chức lực lượng bọc lót, cơ động triển khai nhanh, triệt để sử dụng tối đa hỏa lực của máy bay và pháo binh, quân Úc đã gây rất nhiều tội ác và khó khăn cho phong trào cách mạng ở Bà Rịa. Trước tình hính đó, Bộ chỉ huy Sư đoàn 5 đẩy mạnh các hoạt động, phối hợp cùng lựclượng vũ trang tỉnh Bà Rịa tổ chức tập kích đánh vào lực lượng quân Úc , phá kế hoạch bình định của chúng, bảo vệ lực lượng và phong trào cách mạng ở Bà Rịa.
 Thực hiện chỉ thị của Sư đoàn, Trung đoàn 5 đã tổ chức tiến công quân Úc ở Núi Đất. Tháng 8/1966, đoàn cán bộ Sư đoàn và Trung đoàn 5 do đồng chí Trần Minh Tâm, sư đoàn phó đã về Long Tân bám địa bàn, nắm quy luật hoạt động của quân Úc và bàn kế hoạch hiệp đồng tác chiến với LLVT địa phương... Sau nhiều ngày theo dõi các hoạt động của quân Úc ngày 10/8/1966, Ban chỉ huy trận đánh, gồm các đồng chí Trần Minh Tâm, Đặng Hữu Thuấn (tỉnh đội trưởng Bà Rịa), họp bàn thống nhất phương án chiến đấu, tiến hành một trận vận động phục kích tiêu diệt tiểu đoàn quân Úc tại khu vực sở cao su Long Tân .
Về lực lượng, ta sử dụng Trung đoàn 5 và Tiểu đoàn 445 Bà Rịa tổ chức trận địa phục kích tại đoạn đường số 52 khu sở cao su Long Tân (còn gọi là sở  “đất gai”), trên một chính diện dài 2 km. Tiểu đoàn 2-Trung đoàn 5 và một đại đội của Tiểu đoàn 445 được tăng cường súng B40, một khẩu ĐKZ 57, bố trí ở phía nam và tây bắc ngã ba đường bò – đường số 52 làm nhiệm vụ chặn đầu đội hình địch. Tiểu đoàn 3 bố trí ở tây bắc đường 52 khoảng 800 mét làm nhiệm vụ đánh vào khu đột phá chính diện tại chùa Thất. Tiểu đoàn 1 được tăng cường 2 đại đội của Tiểu đoàn 445 bố trí ở đông bắc Đường 52 khoàng 800 mét, làm nhiệm vụ khóa đuôi và phát triển phối hợp cùng Tiểu đoàn 3 tiêu diệt địch tại khu quyết chiến điểm. Để đảm bảo phục vụ cho trận đánh, lực lượng vận tải gồm 80 người thuộc Đại đội Võ Thị Sáu và đội phẫu tiền phương của Sư đoàn do các đồng chí Hai Phong và Nguyễn Đình Kính chỉ huy.
Với  chiến thuật “dụ hổ ly sơn”, liên tục trong hai ngày16 và 17/8, lực lượng địa phương và tổ trinh sát  của sư đoàn dùng súng cối tập kích vào căn cứ địch ở Núi Đất, đắp ụ chôn mìn chặn giao thông trên đường 52, buộc quân Úc tổ chức  đi càn quét giải tỏa khu vực Long Tân để ta tiêu diệt.
Đến 2 giờ ngày 17/8/1966, các bộ phận của Trung đoàn 5 và tiểu đoàn 445 Bà Rịa đã vào vị trí xuất phát tiến công, sẵn sàng đánh địch.
Đến 15 giờ 30 phút ngày 18/8/1966, tổ trinh sát báo cáo có l đại đội địch đang bí mật tiến về hướng trận địa của Tiểu đoàn 2, cách 650 mét. Phía sau khoảng 1,5 km có một lực lượng khoảng 2 đại đội và 4 xe tăng-thiết giáp đang tiến theo lộ 52 về hướng trận địa ta.
Bộ đội ta bình tĩnh chờ địch vào thật gần, cách công sự mười mét mới nổ súng, tám tên địch trúng đạn chết tại chỗ. Quân Úc lợi dụng hỏa lực trên hai xe thiết giáp bắn xối xả vào đội hình xung phong của Tiểu đoàn 2. Ngay lúc đó, tại vị trí quan sát, một cán bộ phân đội trinh sát dũng cảm băng mình trong làn đạn địch, dùng B40 tiêu diệt chiếc xe thiết giáp đi đầu, tạo điều kiện cho khẩu đội ĐKZ của trung đoàn tiêu diệt tiếp chiếc xe thứ hai. Các mũi xung kích của tiểu đoàn 2 vận động áp sát, cận chiến với quân Úc, ta với địch xen cài từng cụm, dùng tiểu liên, B40, lựu đạn giáp chiến với địch. Quân Úc hoảng sợ tháo chạy vào bìa lô cao su, đạp vào các bãi mìn của ta đã cài sẵn, chúng chết hàng chục tên, nhiều tên bị thương. Sau 30 phút chiến đấu, Tiểu đoàn 2 đã đánh thiệt hại nặng một trung đội địch. 
 Trên hướng Tiểu đoàn 3 và Tiểu đoàn 1, bộ đội ta xuất kích theo hiệp đồng tiếng súng, nhưng lúc này trời đổ mưa lớn, các mũi tiến công của ta vận động khó khăn, địch cũng khó quan sát thấy quân ta đang tiếp cận sát gần chúng. Lúc này địch gọi pháo các nơi chi viện quyết liệt, cả pháo ở căn cứ Núi Đất, pháo hạm ở biển bắn hàng ngàn quả đạn pháo vào trận địa của ta. Song do ta có chuẩn bị kỹ, lúc hành quận chiếm lĩnh xây dựng trận địa, mỗi chiến sĩ đều có một chiếc xẻng, trên vai có một bó khoảng 10 cây rừng bằng cổ tay, dài khoảng 1 mét để làm nắp che mảnh đạn, pháo trên miệng hố cá nhân, làm công sự tránh pháo, nên hạn chế được thương vong.
 Chờ địch đi vào khu quyết chiến điểm, Tiểu đoàn 3 và một bộ phận của tiểu đoàn 1 nổ súng đánh mạnh vào đội hình địch. Quân Úc hoảng sợ vừa cụm lại chống trả, vừa gọi pháo bắn dữ dội vào các mũi tiến công và bộ phận khóa đuôi của Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 445, đồng thời hỏa lực trên xe thiết giáp của chúng bắn quyết liệt vào đội hình của Tiểu đoàn 3. Nhưng các mũi tiến công của ta vẫn dũng cảm, xung phong bám sát địch mà đánh, gây cho địch nhiều thương vong.
17 giờ trận đánh kết thúc, Ban chỉ huy trận đánh lệnh các cho đơn vị rút về vị trí tập kết.
Là trận đầu tổ chức vận động phục kích tiêu diệt quân Úc, có ý nghĩa rất quan trọng: Lần đầu tiên trên chiến trường, ta đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn quân đội Hoàng gia Úc, trong đó diệt gọn một đại đội lính Úc, bắn cháy 2 xe thiết giáp, giết và làm bị thương hàng trăm lính Úc. Đồng chí Lê Tấn Tao dùng súng AK, B40 bắn chết tại chỗ 36 tên, thu nhiều súng. Trận đánh góp phần đập tan ý đồ càn quét bình định của địch và thúc đẩy phong trào cách mạng của Bà Rịa-Long Khánh tiếp tục phát triển.
Thắng lợi này đã gây chấn động dư luận Úc. Một tài liệu nghiên cứu của Úc đã viết: “Trung đoàn 275 (tức Trung đoàn 5) Quân giải phóng và Tiểu đoàn 445 của phía Việt Nam với sự yểm trợ của các đơn vị hậu cần đã tấn công Tiểu đoàn 6, Trung đoàn Hoàng Gia Australia (6RAR)”. Trận Long Tân là trận đánh lớn nhất của binh lính Úc trong cuộc chiến ở Việt Nam và ngày 18/8 (1966) đã trở thành ngày đặc biệt với các cựu chiến binh Úc.
Trận đánh có ý nghĩa quan trọng góp phần đánh bại ý đồ “bình định,“tìm diệt” của địch và đã góp phần xây dựng nên truyền thống vẻ vang của Sư đoàn 5 “Đoàn kết, trung dũng, cơ động, linh hoạt tự lực tự cường, đánh thắng mọi kẻ thù”. 
                  NGUYỄN VĂN BẠCH
Hoàng Ngân Thương
Tổng hợp và giới thiệu

13 nhận xét:

  1. Chắc chắn các vị dzận xĩ lại cho rằng chính phủ của ông Phúc ích kỷ hẹp hòi, không thoáng như chính phủ của ông Dũng?

    Trả lờiXóa
  2. một số bạn căm ghét trang này mà khả năng phản biện hình như rất khiêm tốn nên thấy thật tội nghiệp. Quanh đi quẩn lại toàn là "TỬ CUNG hay Ung Thư Âm Đạo...". Không còn gì để gõ nữa à? Đúng là "Lực bất tòng tâm".

    Trả lờiXóa
  3. một số bạn căm ghét trang này mà khả năng phản biện hình như rất khiêm tốn nên thấy thật tội nghiệp. Quanh đi quẩn lại toàn là "TỬ CUNG hay Ung Thư Âm Đạo...". Không còn gì để gõ nữa à? Đúng là "Lực bất tòng tâm".

    Trả lờiXóa
  4. Quân ta đã đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn quân đội Hoàng gia Úc, trong đó diệt gọn một đại đội lính Úc, bắn cháy 2 xe thiết giáp, giết và làm bị thương hàng trăm lính Úc. Đồng chí Lê Tấn Tao dùng súng AK, B40 bắn chết tại chỗ 36 tên, thu nhiều súng...
    Sao bọn Úc chỉ thừa nhận chết 18 lính, bị thương 24 lính?!!
    Bên nào là sự thật hả Cô Tiên?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sai số trong chiến tranh là chuyện thường tình

      Xóa
    2. Cả lũ trang bị tận răng,tiền tiêu như rác cúi đầu cút về nước bỏ lại bọn tay sai tụt quần ,đu càng vất súng bắn lẫn nhau giành chỗ thoát thân là thắng hay thua

      Xóa
  5. 2. Bọn Úc nó dất đỗi tự hào về trận đánh đó, bỏn làm hẳn một film tài liệu lun. Hehehe, bọn Úc nổ rầm trời nào là 108 bem nhau ....2500 VC, tiêu diệt 270vc.
    -----------------------------------
    Tôi không nghĩ là Úc "nổ rầm trời đâu" . Năm nào họ cũng kéo sang VN để kỷ niệm mà năm sau thì tưng bừng hơn năm trước , năm nay thì cả ngàn cựu binh cùng băng rôn cờ xí và cả ban quân nhạc rầm rộ chuẩn bị tiến vào Long Tân. Nếu thật đã thua thì các cựu binh Úc đã không bền chí để làm lễ tưởng niệm hàng năm hoành tráng như thế, có phải không ạ ? Về lý do năm nay cựu binh Úc bị chính quyền VN cấm tổ chức lễ tưởng nhiệm : thứ nhất là vì dự tính tổ chức hoành tráng quá như bài viết trên đã cho biết. Thứ hai là vì dù sao thì quân đội Ức cũng từng là đồng minh của chính thể Cờ vàng VNCH ,nên nếu phía Úc làm lễ tưởng niệm chiến thắng thì hóa ra quân đội VNCH cũng đã chiến thắng vang dội trong trận Long Tân với sự sát cánh của đồng minh Ức?!?! Nếu như thế thì sẽ gây thắc mắc cho nhiều người trong nước về vấn đề lịch sử là Quân giải phóng miền Nam đã thắng trận Long Tân này như trong các tài liệu hiện có ở VN.Những số liệu thiệt hại mỗi bên trong một trận chiến thì rất khó mà chính xác được vì bên nào cũng "sai số" tối đa, như ông CCB 22:43 nói ở trên,để cho rằng mình... thắng cả?! Vậy thì thôi để tránh bị Việt Tân lợi dụng lễ tưởng niệm này để ăn theo nhằm vinh danh các chiến sĩ Cờ vàng VNCH thì tốt nhất là không cho tổ chức nữa là rất đúng.

    Trả lờiXóa
  6. Nguyễn thị Huệlúc 08:25 21 tháng 8, 2016

    Ủng hộ Chính phủ!!

    Bọn Úc bạn của Mỹ hùa với Mỹ xâm lược nước ta. Giờ muốn cùng Mỹ hòa giải với VN thì hoan nghênh nhưng hãy hòa giải bằng cách giúp giải quyết hậu quả chiến tranh, tội ác của mình để lại, nạn nhân chất độc da cam, nan nhân chiến tranh, bom mìn để lại. Nhé! Chứ đừng tưởng nhớ, 'tri ân' những người 'bỏ mình vì tự do', đừng chọn bổ nhiệm tên cắt cổ đẫm máu vào dạy trẻ thơ rồi bảo là hòa giải. Thối lắm!!

    Trả lờiXóa
  7. Chiến tranh dù ở đâu cũng đau khổ và tàn bạo, mạng sống con người là thứ quý giá nhất vì chẳng ai sống hộ ai , chẳng ai có cơ hội lần 2 cả. Nhưng nếu có chiến tranh, chúng ta cũng sẽ đứng lên bao thế hệ trước đã làm để bảo vệ đất nước này.
    Người Úc muốn thể hiện sự tự hào của họ cũng là chính đáng theo suy nghĩ của họ, nhưng không thể làm việc đó trên đất nước chúng ta và đặc biệt không thể làm trên mảnh đất trả bằng máu của bao người VN ngã xuống.

    Trả lờiXóa
  8. Hành động của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là sự khẳng định rõ ràng cho chính phủ Úc biết rằng nước VN là đất nước độc lập do Nhân dân VN làm chủ. Chính phủ VN là chính phủ của dân vì Nhân dân VN khác với Úc là chư hầu của ngoại bang, phải phục tùng ngoại bang, hành động.theo chỉ đạo của ngoại bang....

    Trả lờiXóa
  9. Bọn Mỹ bọn Úc có cái võ tính lực lượng 2 bên là không bao giò tính cái bọn pháo hạm từ ngoài biển bắn pháo và tên lửa vào, cũng không bao giờ tính số máy bay tham chiến, nhiều trận có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn máy bay tham gia (ví dụ trận Dường 9 Nam Lào), chúng là lực lượng chính mục đích là tuyên truyền vầ cái chúng gọi là "VC dùng chiến thuật biển người".
    Nói chung cái võ của Mý úc là nhiều khi thu được có vài khẩu súng VC nhung lại tự đưa ra con số là "diệt mấy ngàn VC".

    Trả lờiXóa
  10. tấn công mà không chiếm được mục tiêu là thất bại chứ còn cái gì nữa mà già mồm ?

    Trả lờiXóa